Làm thế nào để chọn đúng thẻ RFID

Chọn thẻ RFID như thế nào?

Cách chọn thẻ RFID như thế nào để phù hợp tốt nhất cho ứng dụng của mình là yêu cầu rất cần thiết cho sự thành bại của dự án tích hợp RFID
Việc lựa chọn đúng thẻ RFID là công việc cũng không quá khó khăn nhưng cũng không phải là việc dể dàng, nếu chúng ta không làm rõ các yêu cầu

Để xác định đúng loại thẻ cần chọn hãy xác định các yêu cầu thực tế sử dụng và mục tiêu ứng dụng hãy trả lời các vấn đề sau:

1: Đối tượng cần quản lý (Sản phẩm, Tài sản…) được làm từ chất liệu gì, hay dùng để chứa gì?

    Ví dụ: thủy tinh, nhựa, kim loại

2: Thẻ RFID sẽ được đặt ở đâu?

    Ví dụ: dán lên vật thể, được gắn vào, …

3: Sản phẩm có trải qua quy trình nào không?

    Ví dụ: Khử trùng, hóa chất, nhiệt độ khắc nghiệt

4: Vận hành đọc thẻ RFID như thế nào?

    Ví dụ: đầu đọc cầm tay hoặc cố định, băng chuyền hay chất chồng nhau,…

Điều quan trọng cần lưu ý là có những yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn, bao gồm:

1. Tần số: Xác định dải tần phù hợp nhất cho ứng dụng của mình:

Các dải tần phổ biến nhất là tần số siêu cao (UHF), tần số cao (HF) và tần số thấp (LF)

2. Môi trường hoạt động: khảo sát môi trường hoạt động được sử dụng RFID

Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và khả năng tiếp xúc với các yếu tố vật lý và hóa học. Điều này sẽ giúp bạn xác định loại thẻ và lớp phủ có thể chịu được các điều kiện

3. Hình dạng thẻ: Xác định dạng thẻ phù hợp nhất cho ứng dụng của mình

Yếu tố hình thức có thể bao gồm nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, bao gồm hình tròn, hình vuông và hình chữ nhật. Nói chung, lớp phủ lớn hơn có nghĩa là ăng-ten lớn hơn và hiệu suất RF tốt hơn.
4. Phạm vi đọc: Xem xét phạm vi đọc cần thiết cho ứng dụng của bạn

Phạm vi đọc đề cập đến khoảng cách mà đầu đọc RFID có thể đọc thành công thông tin từ thẻ

5. Dung lượng lưu trữ dữ liệu: Hãy xem xét lượng dữ liệu cần lưu trữ trên thẻ

Dung lượng lưu trữ dữ liệu của thẻ RFID có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thẻ và lớp phủ

(với giải pháp của chúng tôi thì cần quan tâm đến yếu tố này vì thông tin được lưu trên server)

6. Chi phí: Xác định ngân sách của bạn cho thẻ RFID và phần inlay, có tính đến chi phí cho mỗi thẻ và số lượng thẻ bạn cần

7. Bảo mật: Xem xét các yêu cầu bảo mật cho ứng dụng của mình

Chẳng hạn như nhu cầu mã hóa hoặc bảo vệ bằng mật khẩu cho dữ liệu được lưu trữ trên thẻ

8. Mạch tích hợp (IC): của thẻ RFID có thể có tác động đáng kể đến việc lựa chọn thẻ RFID.

IC là “bộ não” của thẻ và có nhiệm vụ lưu trữ, xử lý dữ liệu cũng như kiểm soát hoạt động giao tiếp giữa thẻ và đầu đọc

Trên đay là những thông tin cơ bản để giúp lựa chọn thẻ chip RFID phù hợp cho ứng dụng, các bạn có thể tham khảo hoặc liên hệ với chúng tôi để tư vấn thêm

Chúng tôi có thể hỗ trợ các bạn, quý khách hàng lựa chọn đúng nhất có thể loại thẻ chip mà mình cần

ĐT: 0906.356.183 – Email: info@rfidsaigon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button